KINH NGHIỆM CHỌN VĂN PHÒNG PHÙ HỢP CHO START-UP NĂM 2020

img

KINH NGHIỆM CHỌN VĂN PHÒNG PHÙ HỢP CHO START-UP NĂM 2020

KINH NGHIỆM CHỌN VĂN PHÒNG PHÙ HỢP CHO START-UP NĂM 2020

1. Hiểu đúng hơn về doanh nghiệp Start-up

Có nhiều sự nhầm lẫn thường thấy như Start-up là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, có một nhóm các nhân viên làm việc cùng nhau. Tuy nhiên, Start-up không có nghĩa là công ty quy mô nhỏ và tuổi đời non nớt.

Start-up là công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Có thể là từ 1 đến 3 năm hoặc lên đến 5 năm tùy trường hợp. Với nguồn vốn chủ yếu từ người sáng lập công ty, nên Start-up không thể duy trì ổn định trong lâu dài do hạn chế về nguồn vốn. Việc cân bằng chi phí là một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm.

KINH NGHIỆM CHỌN VĂN PHÒNG PHÙ HỢP CHO START-UP NĂM 2020

Vậy câu hỏi đặt ra, Start-up có cần văn phòng làm việc hay không? Nếu có thì cần những loại hình văn phòng gì phù hợp với quy mô, định hướng phát triển và văn hóa công ty? Dưới đây Swin Tower xin chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích trong năm 2020 để có thể chọn văn phòng phù hợp cho Start-up, giúp việc tìm kiếm và chọn lựa không gian làm việc không còn là “gánh nặng” với khách hàng.

2. Lợi ích của văn phòng đối với Start-up

Một Start-up muốn phát triển nhanh, để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách phát triển một nền tảng tốt hơn. Do đó việc có một trụ sở văn phòng làm việc là vô cùng quan trọng:

  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp: tạo dựng thương hiệu trong mắt khách hàng và duy trì sự kỷ luật đối với nhân viên
  • Hiệu quả  làm việc: Không gian ảnh hưởng tới năng suất làm việc của nhân viên
  • Kết nối tiềm năng: Khi văn phòng Start-up được đầu tư chuyên nghiệp, thì có thể giúp công ty dễ dàng kêu gọi nhà đầu tư nhờ hình ảnh chuyên nghiệp, tin cậy về khả năng pháp lý của công ty

3. Mẹo để chọn văn phòng cho Start-up

   3.1. Chọn vị trí thuê khôn ngoan

Điều đầu tiên và quan trọng hàng đầu mà bạn cần nghĩ tới khi chọn thuê văn phòng là vị trí.Với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thì việc chọn vị trí có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hoạt động sau này. Vị trí phải đáp ứng được tiêu chí: thuận tiện cho nhân viên làm việc, thuận tiện cho các khách hàng tìm kiếm, sẵn có những tiện ích xung quanh.Có một lưu ý rằng vị trí cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới giá tiền thuê văn phòng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không nhất thiết cần một vị trí quá đẹp, nằm tại khu vực sầm uất nhất, thì có thể cân nhắc tới những vị trí xa trung tâm một chút, có thể là các quận lân cận, hay quận ven đô để tiết kiệm chi phí.

   3.2. Đặt ra mức ngân sách thuê ổn định lâu dài

Bên cạnh việc đặt ra mức ngân sách phù hợp, khi chọn văn phòng bạn cũng nên xem xét thật kỹ giá thuê. Liệu giá thuê đó có phù hợp hay không? Khá nhiều khách hàng thường nhầm lẫn về tổng chi phí của văn phòng chỉ tính bằng giá thuê. Thực tế còn hàng loạt những chi phí khác. Vì thế, đừng quên xem xét mọi chi phí ẩn đi cùng với không gian làm việc. Đó có thể là phí đỗ xe, phí dịch vụ, phí bảo trì, phí internet…hay bất kỳ hóa đơn thanh toán nào. Ngoài ra kỳ hạn thanh toán càng xa càng tốt với những start-up để bạn có thể dễ dàng xoay vòng vốn.

   3.3. Phù hợp với văn hóa công ty

Không gian văn phòng start-up đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển tương lai. Một doanh nghiệp start-up chắc chắn sẽ đi một chặng đường dài về mặt trau dồi văn hóa công ty cũng như gắn liền với hình ảnh doanh nghiệp, khẳng định hình ảnh trong mắt khách hàng. Hình thức có thể không phải là tất cả, nhưng trong thế giới kinh doanh, nó thể hiện được rất nhiều điều, đặc biêt là thương hiệu.

4. Gợi ý các loại hình văn phòng hợp với Start-up

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày nay có rất nhiều lựa chọn văn phòng có thể giúp cuộc sống khởi nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thay vì như trước đây chỉ có lựa chọn nơi làm việc tại nhà. Điều này có thể khiến bạn trông hơi thiếu chuyên nghiệp hoặc phải chịu chi phí quá cao.

Nhưng bây giờ có một số giải pháp sáng tạo có thể giúp start-up của bạn tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời cho nhóm và khách hàng của bạn, trong khi đó vẫn cung cấp cho start-up một loạt các tùy chọn giá phù hợp.

   4.1. Văn phòng truyền thống

Start-up trên các lĩnh vực kinh doanh cần không gian làm việc riêng tư, độc lập và hay đặc điểm bắt buộc phải thuê văn phòng truyền thống. Bên cạnh đó giúp định vị đuược thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng. Tạo niềm tin vững chắc cho bước phát triển sau này

   4.2. Coworking Space

Nhìn chung, ngoại trừ một số những doanh nghiệp có đặc điểm lĩnh vực kinh doanh cần không gian làm việc riêng tư, độc lập và hay đặc điểm bắt buộc phải thuê văn phòng truyền thống, phải có nơi làm việc “vật lý” riêng, các doanh nghiệp startup cũng có thể tham khảo mô hình co-working space. Văn phòng này cho phép các khách hàng có thể truy cập vào một không gian làm việc tuyệt vời với cơ hội kết nối những người cùng chí hướng, thúc đẩy ý tưởng mới và tạo động lực làm việc. Đặc biệt Co-working space có thể cho bạn mở rộng quy mô dễ dàng, mức giá lại hấp dẫn và có nhiều gói lựa chọn.

Và khi quy mô doanh nghiệp mở rộng thì có thể thuê văn phòng truyền thống sau để giải quyết vấn đề tài chính mỏng lúc khởi nghiệp.

   4.3. Văn phòng ảo

Văn phòng ảo là lựa chọn lý tưởng cho những start-up hay các nhóm khởi nghiệp đơn hoặc nhỏ, cho phép bạn làm việc tại nhà hoặc từ xa trong khi vẫn có thể đăng ký địa chỉ doanh nghiệp uy tín. Đồng thời các khách hàng vẫn có thể sử dụng cho các dịch vụ gửi thư, fax, điện thoại bàn…để đối tác có thể liên hệ.