Freelancer nên làm việc tại nhà hay Co-Working Space?
Việc sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ khiến nhiều người cảm thấy nghẹt thở với các chi phí sinh hoạt đắt đỏ đặc biệt là với những người có mức lương trung bình thấp, đặc biệt là freelancer. Bên cạnh đó, ở hai trung tâm là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, người ta ước tính giá thuê nhà đã tăng gấp nhiều lần trong những năm trở lại đây.
Vậy nên để cắt giảm những chi phí có thể nói không cần thiết thì một vài doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đặc biệt là Freelancer thường có xu hướng chọn nhà làm nơi làm việc hơn là thuê các văn phòng với chi phí cao ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ lựa chọn đều có những nhược điểm nhất định. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi: Freelancer Nên Làm Việc Tại Nhà Hay Co-Working Space? Hãy cùng Swin Tower tìm ra câu trả lời tối ưu nhất.
1. Năng suất và hiệu quả làm việc
Một điều tất yếu rằng dù bạn làm việc ở bất kì đâu cũng được miễn là phải có hiệu quả và hiệu quả phải nâng lên dần dần. Có thể nói được làm việc tài nhà là niềm mơ ước của bất kì nhân viên nào. Bạn không cần phải dậy sớm vì sợ muộn chấm công, không nhất thiết phải làm quá thời gian tan ca, hay không cần tiếp xúc quá nhiều đồng nghiệp đặc biệt là áp lực từ cấp trên. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi được làm việc trong môi trường thoải mái và quen thuộc như nhà mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cái tốt đều tồn tại những nhược điểm như:
- Liệu khả năng tập trung của bạn sẽ không bị xao nhãng bởi những yếu tố tác động từ gia đình, con cái,...?
- Khi làm việc ở ngôi nhà của mình, bạn rất dễ sa vào những “cám dỗ” có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu suất công việc. Bởi mức độ giải trí của con người rất cao nhưng ý thức lại ngược lại. Liệu bạn có kiểm soát được cơn buồn ngủ, cơn “thèm” Games, xem phim của bạn khi bạn làm việc tại nhà. Nếu kiểm soát được thì bạn quả là một người làm việc nghiêm túc đấy.
Trong khi đó, không gian mở của Co-Working Space sẽ có ích cho việc thúc đẩy năng suất công việc của bạn. Bởi sự gặp gỡ và gắn kết với bất kỳ ai, bất kỳ điều gì xung quanh bạn cũng có thể là niềm cảm hứng cho một ngày làm việc của bạn. Nhưng ngược lại, bạn cũng phải sẵn sàng đánh đổi một chút yên tĩnh và riêng tư khi làm việc ở không gian Co-Working Space
2. Sự khác biệt giữa gặp gỡ và gắn kết
Khi làm việc tại nhà, bạn hoàn toàn có thể chẳng giao tiếp với ai. Thực sự thì điều này cũng không hẳn là bất lợi, nhưng nếu duy trì lâu dài thì có thể khiến bạn trở nên xa lánh và kỳ thị cộng đồng xung quanh. Việc không theo kịp tốc độ của thị trường cũng là một vấn đề cần quan tâm
Tại Co-Working Space, bạn có cả ngàn cách để tương tác với những người xung quanh. Thậm chí, bạn còn có thể tạo ra cho mình những cơ hội có-một-không-hai trong việc mở rộng mạng lưới công việc
Có thể những người bạn ngồi cạnh hôm nay sẽ sớm trở thành đồng nghiệp và đối tác của bạn sau này.
3. Các khía cạnh về tài chính
Thường thì chủ văn phòng Co-Working Space sẽ cố gắng làm sao để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho bạn thông qua các chi tiết nội thất bên trong không gian làm việc, như bàn ghế, đèn chiếu sáng, giấy dán tường,… Tuy nhiên, những thứ này không thể thay thế hoàn toàn cảm giác thân thuộc và tự do mà ngôi nhà của bạn đem lại. Dĩ nhiên nó sẽ mất phí, phí này được tổng hợp tác cả trong một chi phí chỗ ngồi.
Giá thuê một vị trí trong Co-Working Space có thể đắt đỏ với nhiều đối tượng, đặc biệt là các Freelancer mới vào nghề và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tuy vậy, bạn có thể cân nhắc các gói mà người chủ văn phòng đề xuất để lựa chọn mô hình phù hợp với khả năng tài chính của mình nhất.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn loại hình văn phòng phù hợp nhất với mình, bạn hoàn toàn có thể thử làm việc ở cả môi trường không gian mở Co-Working Space lẫn làm việc tại nhà. Lúc đó, bạn chắc chắn sẽ tìm được bến đỗ thích hợp cho doanh nghiệp của mình.